Thiếu ngủ ảnh hưởng thế nào đến tiêu hóa

Bạn đang xem: Thiếu ngủ ảnh hưởng thế nào đến tiêu hóa được biên tập nội dung bởi Gia Bảo Minh, cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi Siêu Thị Thiết Bị Y Tế – Dụng Cụ Y Khoa Uy Tín Số 1 Gia Bảo Minh (giabaominh.vn). Thường xuyên cập nhập để nhận những thông tin mới nhất.

Thiếu ngủ, ngủ không ngon giấc làm giảm tiết hormone khiến ăn nhiều hơn, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, gây khó tiêu, táo bón, rối loạn tiêu hóa.

Khi ngủ, hệ tiêu hóa sửa chữa và xây dựng lại các mô trong ruột, đồng thời phát triển các vi khuẩn đường ruột có lợi, hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Giấc ngủ hỗ trợ hệ thống tiêu hóa hoạt động hiệu quả thông qua nghỉ ngơi và sửa chữa. Ngủ đủ giấc góp phần giữ cho cơ thể khỏe mạnh, tăng cường trí não, tinh thần thoải mái. Thiếu ngủ, mất ngủ có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cơ thể, trong đó có hệ tiêu hóa.

Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Trường Khanh, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết giấc ngủ tác động đến quá trình tiêu hóa, tạo ra những thay đổi về khẩu vị. Thông thường, hệ tiêu hóa tiết ra hormone giúp xác định cảm giác đói và no. Thiếu ngủ làm ảnh hưởng đến khả năng giải phóng các hormone này, khiến thèm ăn và ăn nhiều hơn bình thường, làm cho hệ tiêu hóa quá tải và gây ra nhiều bệnh.

Dạ dày và ruột chứa nhiều vi khuẩn có lợi, tạo nên hệ vi sinh vật đường ruột, giúp hấp thụ chất dinh dưỡng, xử lý thức ăn. Nếu giấc ngủ không đảm bảo chất lượng, lượng vi khuẩn lành mạnh trong ruột có thể giảm dẫn đến các vấn đề tiêu hóa khác nhau.

Ngủ không đủ giấc ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa thực phẩm. Ảnh: Lục Bảo

Ngủ không đủ giấc ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa thực phẩm. Ảnh: Lục Bảo

Theo bác sĩ Khanh, người có vấn đề về dạ dày thường có chất lượng giấc ngủ kém hoặc ngủ không đủ giấc. Các triệu chứng khó tiêu, trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng ruột kích thích, khiến người bệnh khó nghỉ ngơi hợp lý vào ban đêm. Trong khi đó, người bệnh không ngủ đủ giấc hoặc chất lượng giấc ngủ kém có thể làm cho bệnh thực quản, dạ dày, đại tràng nặng hơn.

Chu kỳ giấc ngủ lành mạnh góp phần giúp cơ thể sản sinh các hormone melatonin và prolactin có tác dụng cải thiện vi khuẩn tốt trong ruột, hỗ trợ tiêu hóa. Để hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt, mọi người nên ăn tối ít nhất hai giờ trước khi ngủ, tránh ăn vặt vào đêm khuya, hạn chế ăn cay hoặc thức ăn khó tiêu, nhai kỹ, không ăn quá nhanh, giảm đồ uống chứa cồn và caffein. Tăng cường tập thể dục, nghỉ ngơi và tránh căng thẳng trong cuộc sống. Bổ sung thực phẩm giàu prebiotic như kombucha, dưa muối, sữa chua, tương miso.

Người có bệnh dạ dày, nhất là trào ngược, nên thay đổi tư thế ngủ, kê gối cao hoặc nằm nghiêng về bên trái để bớt ảnh hưởng đến triệu chứng bệnh.

Xem thêm: Lợi ích của mật ong với trí não.

Trên đây là những thông tin cơ bản về Thiếu ngủ ảnh hưởng thế nào đến tiêu hóa. Nếu bạn có thắc mắc điều gì hãy để lại bình luận chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc. Tôi hy vọng điều đã chia sẻ này đã giúp ích bạn và gia đình.

Ban biên tập: Giabaominh.vn

Chia sẻ:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *