Bạn đang xem: Đường huyết cao ảnh hưởng đến sinh sản được biên tập nội dung bởi Gia Bảo Minh, cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi Siêu Thị Thiết Bị Y Tế – Dụng Cụ Y Khoa Uy Tín Số 1 Gia Bảo Minh (giabaominh.vn). Thường xuyên cập nhập để nhận những thông tin mới nhất.
Người bệnh tiểu đường kiểm soát đường huyết không tốt có thể ảnh hưởng đến quá trình thụ thai, thai kỳ và sức khỏe thai nhi.
ThS.BS.CKI Hà Thị Ngọc Bích, khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết tiểu đường có xu hướng trẻ hóa. Nhiều người được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường trong độ tuổi sinh sản. Một số nghiên cứu tại Mỹ năm 2021 cho thấy khoảng 35% số người mắc bệnh tiểu đường mới được chẩn đoán ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Việt Nam cũng không ngoại lệ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như thay đổi lối sống ăn nhiều thức ăn nhanh, bánh kẹo ngọt, nước ngọt, ít vận động và thừa cân.
Theo bác sĩ Bích, bệnh tiểu đường và sinh sản có mối liên hệ với nhau. Đường huyết cao có thể gây khó thụ thai, tăng nguy cơ sẩy thai. Tình trạng thừa cân béo phì, rối loạn kinh nguyệt trên người tiểu đường thường gặp, các yếu tố này ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và khó sinh con.
Đường huyết không chỉ ảnh hưởng đến quá trình thụ thai mà còn tác động đến sức khỏe thai nhi. Thai phụ mắc bệnh tiểu đường, kiểm soát đường huyết không tốt có nguy cơ cao sinh con dị tật bẩm sinh. Thai nhi có thể bị ảnh hưởng tim mạch, hệ thần kinh trung ương và hệ thống sinh dục.
Bác sĩ Bích cho biết thêm trong ba tháng cuối thai kỳ, đường huyết tăng cao làm tăng nguy cơ thai to (cân nặng em bé hơn 4 kg) gây khó sinh. Trẻ sơ sinh có mẹ mắc bệnh tiểu đường dễ béo phì, tiểu đường type 2, rối loạn tâm thần vận động sau này.
Người mắc hội chứng buồng trứng đa nang (nguyên nhân thường gặp của hiếm muộn) thường bị đề kháng insulin, sản xuất nhiều hormone nam hóa, làm tăng khả năng cao tiểu đường, ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng, dẫn đến khó thụ thai.
Đối với nam giới, tăng đường huyết tác động đến hoạt động tinh trùng. Các biến chứng của bệnh tiểu đường như tổn thương thần kinh tiểu đường, tổn thương mạch máu gây rối loạn cương dương góp phần dẫn đến vô sinh.
Theo bác sĩ Bích, kiểm soát đường huyết giúp phòng biến chứng tiểu đường. Nhờ đó người bệnh dễ dàng thụ thai, mang thai an toàn và sinh con thuận lợi. Thai phụ nên có chế độ ăn uống phù hợp như giảm tinh bột, hạn chế thịt đỏ, bổ sung đạm từ cá, hải sản, thực vật, rau xanh; ăn đủ ba bữa mỗi ngày, không bỏ bữa.
Người đang uống thuốc cần uống đúng liều, đúng thời gian theo chỉ định của bác sĩ. Tái khám bệnh để bác sĩ theo dõi hiệu quả điều trị, phòng biến chứng.
Phụ nữ nên tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày, áp dụng bài tập cường độ nhẹ và vừa như đi bộ, yoga, đạp xe. Thư giãn nhiều hơn, tránh căng thẳng vì dễ làm đường huyết tăng.
Bệnh nhân tiểu đường đang mang thai hoặc người mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cần kiểm soát đường huyết bằng các cách trên. Duy trì đường huyết ổn định trong 9 tháng có lợi cho sức khỏe của mẹ và bé.
Người có các triệu chứng bất thường cần đến bác sĩ Nội tiết – Đái tháo đường khám và điều trị. Người bệnh tiểu đường khó thụ thai cũng cần đến bác sĩ để kiểm tra lượng đường huyết hoặc có thể chỉ định khám sức khỏe sinh sản kết hợp.
Xem thêm: 4 bài tập tốt cho thai phụ.
Trên đây là những thông tin cơ bản về Đường huyết cao ảnh hưởng đến sinh sản. Nếu bạn có thắc mắc điều gì hãy để lại bình luận chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc. Tôi hy vọng điều đã chia sẻ này đã giúp ích bạn và gia đình.
Ban biên tập: Giabaominh.vn