Bạn đang xem: Ăn nhiều chất đạm làm tăng gánh nặng cho gan được biên tập nội dung bởi Gia Bảo Minh, cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi Siêu Thị Thiết Bị Y Tế – Dụng Cụ Y Khoa Uy Tín Số 1 Gia Bảo Minh (giabaominh.vn). Thường xuyên cập nhập để nhận những thông tin mới nhất.
Cơ thể cần khoảng 0,36 g protein cho mỗi 0,8 kg trọng lượng mỗi ngày, nếu tăng đột ngột lượng protein nạp vào trong thời gian ngắn sẽ gây gánh nặng cho gan.
Chất bột đường (carbohydrate), chất đạm (protein), chất béo (lipid) cần thiết để duy trì sự sống. Protein là nhóm chất quan trọng cho sự tăng trưởng của cơ thể, giúp xây dựng cơ bắp và duy trì cấu trúc tế bào. Protein cũng là thành phần chính trong tóc, móng, xương, sụn, da, tóc và máu. Nó còn sản xuất các enzym, góp phần ngăn ngừa nhiễm trùng và nhiều chức năng khác. Do đó, chế độ ăn uống mỗi ngày cần có lượng chất đạm nhất định để duy trì sức khỏe.
Ngoài các nguyên tử hydro và carbon, chất đạm còn chứa nitơ. Nitơ cần thiết cho cơ thể để tạo ra các axit amin nhưng nó cũng gây ra nhiều gánh nặng cho gan hơn các nguyên tố khác. Gan chịu trách nhiệm duy trì trạng thái cân bằng nitơ trong cơ thể. Khi cơ thể tiêu thụ protein, gan phải làm việc nhiều hơn để cân bằng và chuyển đổi thành các axit amin có thể sử dụng được.
Nếu sự cân bằng này bị mất, cơ thể có nhiều axit amin hơn trong nước tiểu và gây căng thẳng cho thận, gan. Một số triệu chứng của cơ thể có tính axit bao gồm giảm nhiệt độ cơ thể, đau đầu, xanh xao, mí mắt và giác mạc bị viêm, loét miệng và trào ngược axit… Khi cơ thể bạn xử lý protein, amoniac được tạo ra như một sản phẩm phụ. Nếu bạn ăn quá nhiều chất đạm, cơ thể không thể loại bỏ lượng amoniac này theo cách thông thường và mồ hôi có mùi như amoniac.
Quá trình chuyển hóa protein để lại các chất độc mà gan phải loại bỏ. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế đều đồng ý rằng, nguy cơ tổn thương gan sẽ tăng hơn khi một người tăng đột ngột lượng protein nạp vào cơ thể trong một khoảng thời gian ngắn.
Ủy ban Thực phẩm và Dinh dưỡng lưu ý mỗi người nên tiêu thụ 0,36 g protein cho mỗi 0,8 kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Đối với vận động viên, lượng protein sẽ cao hơn một chút. Đại học Y khoa Thể thao Mỹ, Hiệp hội Dinh dưỡng Mỹ đều khuyến nghị những người năng động nên ăn 0,55-0,64 cho mỗi 0,8 kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày.
Ăn quá ít protein không ảnh hưởng đến gan. Tuy nhiên, ăn ít hơn 0,18 g protein cho mỗi 0,8 kg trọng lượng cơ thể có thể dẫn đến thiếu hụt chất, không tốt cho sức khỏe. Một số triệu chứng thiếu protein là giảm cân, rụng tóc, nhức đầu, mất ngủ, chuột rút cơ… Bạn cũng có thể cảm thấy lo lắng, chán nản và ủ rũ nếu cơ thể không nạp đủ protein.
Những người không thể tiêu hóa protein cũng gặp một số vấn đề về sức khỏe. Mất khối lượng cơ, suy giảm chức năng gan và thiếu máu là những tình trạng phổ biến, vì cơ thể không thể hấp thụ các vitamin thiết yếu đúng cách. Các dấu hiệu thường gặp khác khi không tiêu hóa protein đúng cách bao gồm mệt mỏi, nôn mửa sau khi tiêu thụ protein và hệ thống miễn dịch bị suy giảm.
Thịt, gia cầm, cá, trứng, sữa là những nguồn protein có chứa nhiều axit amin gồm 9 loại. Các nguồn protein khác là quả hạch, hạt, ngũ cốc không chứa đầy đủ các axit amin thiết yếu. Chế độ ăn uống cân bằng gồm carbohydrate phức tạp, chất béo thiết yếu và protein mỗi sẽ tốt cho sức khỏe.
Tập thể dục cũng giúp ích bằng cách kích hoạt cơ thể phân hủy protein thành những thành phần có thể sử dụng được. Tiến sĩ Gail Butterfield (giảng viên dinh dưỡng tại Đại học Stanford, Mỹ) giải thích ăn nhiều protein nhưng không tập thể dục nhiều hơn sẽ không giúp ích cho việc xây dựng khối lượng cơ bắp nhiều hơn. Trong khi đó, nó có thể khiến các hệ thống khác của cơ thể bị căng thẳng.
Xem thêm: 6 thực phẩm giúp làm chậm quá trình lão hóa.
Trên đây là những thông tin cơ bản về Ăn nhiều chất đạm làm tăng gánh nặng cho gan. Nếu bạn có thắc mắc điều gì hãy để lại bình luận chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc. Tôi hy vọng điều đã chia sẻ này đã giúp ích bạn và gia đình.
Ban biên tập: Giabaominh.vn