Nguyên tắc ăn uống cho người bệnh gan nhiễm mỡ

Bạn đang xem: Nguyên tắc ăn uống cho người bệnh gan nhiễm mỡ được biên tập nội dung bởi Gia Bảo Minh, cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi Siêu Thị Thiết Bị Y Tế – Dụng Cụ Y Khoa Uy Tín Số 1 Gia Bảo Minh (giabaominh.vn). Thường xuyên cập nhập để nhận những thông tin mới nhất.

Người bệnh cần hạn chế tinh bột, đường, muối nhưng ăn đủ đạm, chất béo lành mạnh, chất xơ, vitamin để hỗ trợ đào thải mỡ thừa, cải thiện sức khỏe gan.

Gan nhiễm mỡ là tình trạng tích tụ mỡ trong gan từ 5% trọng lượng gan trở lên. Lượng mỡ trong gan ở người bình thường khoảng 2-4%. Người thừa cân, béo phì, chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, uống nhiều bia rượu, ít vận động thường có nguy cơ cao mắc bệnh gan nhiễm mỡ.

Nếu phát hiện, điều trị kịp thời, bệnh gan nhiễm mỡ có thể chữa khỏi, hạn chế tổn thương gan. Nhờ đó, người bệnh có thể tránh được biến chứng nguy hiểm như viêm gan, xơ gan, ung thư gan.

Bác sĩ Nguyễn Thị Diệu Hiền, Khoa Dinh dưỡng Tiết chế, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết chế độ dinh dưỡng khoa học góp phần nâng cao hiệu quả điều trị. Người bệnh tránh kiêng khem quá mức hoặc không đúng cách, đồng thời hấp thu đủ dưỡng chất cần thiết cho quá trình loại bỏ bớt mỡ thừa.

Hạn chế tinh bột (cơm, bún, khoai tây, bánh mì) để giảm áp lực cho gan. Tình trạng tích tụ mỡ quá nhiều trong gan khiến chức năng của cơ quan này suy giảm, không thể chuyển hóa hết lượng tinh bột dư thừa. Người bệnh giới hạn lượng tinh bột nạp vào cơ thể ở mức 20% tổng năng lượng mỗi bữa ăn. Thay thế cơm trắng bằng cơm gạo lứt hoặc bánh mì nguyên cám để tăng cường chất xơ, làm chậm quá trình phân hủy tinh bột trong thực phẩm, hỗ trợ giảm hấp thu carbohydrate, chất béo.

Giảm ăn đường có thể giảm nguy cơ tăng đường huyết, tích tụ cholesterol, chất béo quá mức trong gan, từ đó vừa bớt gánh nặng cho gan, hạn chế tăng cân quá mức dẫn đến thừa cân, béo phì, khiến gan nhiễm mỡ tăng nặng hoặc biến chứng. Tổng lượng đường tiêu thụ mỗi ngày của người bệnh gan nhiễm mỡ nên ít hơn 25 g, bao gồm đường sucrose, glucose, fructose.

Ăn nhạt muối với hàm lượng không quá 5 g mỗi ngày giúp người bệnh giảm tải gánh nặng cho gan, cải thiện khả năng đào thải chất cặn bã, chất béo dư thừa ra khỏi cơ thể. Thói quen ăn mặn cũng làm tăng huyết áp, mắc nhiều bệnh tim mạch nguy hiểm, dễ khiến bệnh gan nhiễm mỡ tăng nặng, biến chứng.

Cung cấp đủ đạm (sữa, trứng, cá, thịt nạc, các loại đậu) để cải thiện chức năng gan, giảm áp lực lên các mô cơ. Khoảng 80% lượng amino axit gan tạo ra mỗi ngày đến từ chất đạm. Các amino axit này sau đó tham gia vào quá trình phân giải chất béo trong gan. Người bệnh nên hấp thụ trung bình 1-1,5 g đạm/kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày.

Ưu tiên chất béo lành mạnh (dầu vừng, dầu đậu nành, các loại hạt, cá hồi, ô liu, bơ) có thể cải thiện tình trạng kháng insulin, khống chế lượng glucose tích tụ. Từ đó, chúng giảm áp lực lên gan, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường type 2, thừa cân, béo phì.

Chất xơ thường có nhiều trong loại thực phẩm nào?

Tăng cường chất xơ (rau củ quả, ngũ cốc nguyên cám, đậu và các loại hạt) góp phần kiểm soát đường huyết và insulin, hỗ trợ quá trình lọc máu, đào thải chất cặn bã dư thừa. Chất xơ giúp hút nước tại ruột, tạo thành một lớp màng mỏng, ức chế hấp thụ chất béo, kéo dài thời gian tiêu hóa. Để cung cấp đủ lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể, người bệnh nên ăn 240 g quả và 300 g rau xanh mỗi ngày.

Bổ sung thêm vitamin và chất chống oxy hóa có thể kích thích gan sản xuất hợp chất giải độc glutathione tự thân. Từ đó chúng giúp gan hồi phục nhanh, không bị tổn thương do các tác nhân oxy hóa, kể cả mỡ. Vitamin A, C và E, chất chống oxy hóa như flavonoid, catechin, carotenoid, polyphenol góp phần chống viêm hiệu quả. Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, vitamin tốt cho người bệnh gan nhiễm mỡ như tỏi, óc chó, trà xanh, nghệ, mật ong, rau củ quả tươi.

Bác sĩ Diệu Hiền khuyên người bệnh gan nhiễm mỡ nên tái khám định kỳ, uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ (nếu có), thường xuyên tập luyện thể chất vừa sức, kiểm soát cân nặng, không để thừa cân, béo phì. Uống nhiều nước, không sử dụng rượu bia, tránh xa khói thuốc lá.

Người bệnh nên tiêm vaccine ngừa viêm gan A, B góp phần bảo vệ lá gan. Khám dinh dưỡng, đo thành phần cơ thể, xét nghiệm vi chất giúp xác định cơ thể đang thiếu, thừa dưỡng chất nào. Từ đó, bác sĩ tư vấn chế độ ăn uống khoa học.

Một số tinh chất thiên nhiên như S. Marianum và Wasabia còn hỗ trợ kiểm soát hoạt động tế bào kupffer (đại thực bào thường trú ở gan), cải thiện khả năng giải độc gan. Các tinh chất này cũng hỗ trợ phục hồi chức năng gan nhiễm mỡ, phòng ngừa bệnh tiến triển thành viêm gan, xơ gan.

Xem thêm: Viêm tai giữa. 

Trên đây là những thông tin cơ bản về Nguyên tắc ăn uống cho người bệnh gan nhiễm mỡ. Nếu bạn có thắc mắc điều gì hãy để lại bình luận chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc. Tôi hy vọng điều đã chia sẻ này đã giúp ích bạn và gia đình.

Ban biên tập: Giabaominh.vn

Chia sẻ:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *