Bạn đang xem: Tăng động giảm chú ý được biên tập nội dung bởi Gia Bảo Minh, cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi Siêu Thị Thiết Bị Y Tế – Dụng Cụ Y Khoa Uy Tín Số 1 Gia Bảo Minh (giabaominh.vn). Thường xuyên cập nhập để nhận những thông tin mới nhất.
Tăng động giảm chú ý (ADHD) là chứng rối loạn phát triển thần kinh vì nó ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ, khởi phát sớm và kéo dài.
Phân loại
Trẻ tăng động giảm chú ý thường chia thành ba loại:
- Tăng động: Bốc đồng và hiếu động thái quá.
- Không chú ý: Nhiều triệu chứng thiếu chú ý hơn là bốc đồng và tăng động.
- Kết hợp cả hai: Các triệu chứng thiếu chú ý và tăng động, bốc đồng xuất hiện đồng thời.
Triệu chứng
- Thiếu chú ý: Thiếu tập trung khi nói chuyện, trẻ không thích tham gia các trò chơi cần sự tập trung, dễ bị phân tâm bởi môi trường xung quanh, quên đi nhiệm vụ được giao.
- Năng động thái quá: Bồn chồn tay chân, bỏ vị trí trong lớp học, chạy hoặc leo trèo quá mức khi hoạt động, gặp khó khăn khi giữ yên lặng; thường xuyên di chuyển, không đủ kiên nhẫn chờ đến lượt vui chơi.
- Bốc đồng: Trẻ có các hành động vội vàng có khả năng dẫn đến kết quả tiêu cực.
- Mệt mỏi.
- Trầm cảm.
- Khó kiểm soát cơn giận.
- Nói quá nhiều.
Yếu tố gây tăng động giảm chú ý
Các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể của tăng động giảm chú ý. Các yếu tố có thể liên quan đến sự phát triển của tình trạng này bao gồm di truyền, môi trường hoặc các vấn đề về thần kinh.
- Người thân trong gia đình bị tăng động giảm chú ý.
- Chấn thương sọ não.
- Sinh non.
- Tiếp xúc với chất độc, sử dụng rượu, bia, thuốc lá khi mang thai.
Biến chứng
- Thành tích học tập kém.
- Rối loạn lo âu.
- Rối loạn phổ tự kỷ.
- Thực hiện các hành vi bốc đồng, nguy hiểm.
- Rối loạn giấc ngủ.
- Tự ti.
- Ngại giao tiếp.
Chẩn đoán
Trẻ cần được khám về tâm thần kinh, nội khoa, đánh giá triệu chứng theo các tiêu chuẩn chẩn đoán chuyên sâu. Trẻ cũng cần thực hiện một số trắc nghiệm tâm lý của các chuyên gia.
Cách điều trị
Thay đổi hành vi: Phụ huynh điều chỉnh hành vi của trẻ theo hướng tích cực. Cụ thể như lập thời gian biểu cho từng công việc hàng ngày, yêu cầu bé thực hiện theo, giúp cải thiện khả năng tập trung, tổ chức… Ba mẹ cũng dành thời gian trò chuyện với bé nhiều hơn.
Sử dụng thuốc: Thuốc có thể giúp người bị rối loạn tăng động giảm chú ý kiểm soát các triệu chứng và hành vi tiêu cực.
Phòng ngừa
Rối loạn tăng động giảm chú ý không thể ngăn ngừa hoặc chữa khỏi. Tuy nhiên, phát hiện sớm, lên kế hoạch giáo dục và điều trị đúng cách có thể giúp trẻ kiểm soát tình trạng này tốt hơn.
Thai phụ cần tránh tiếp xúc các chất độc và chất kích thích, chẳng hạn rượu, thuốc lá.
Xem thêm: 5 thói quen ăn sáng giúp giảm gan nhiễm mỡ.
Trên đây là những thông tin cơ bản về Tăng động giảm chú ý. Nếu bạn có thắc mắc điều gì hãy để lại bình luận chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc. Tôi hy vọng điều đã chia sẻ này đã giúp ích bạn và gia đình.
Ban biên tập: Giabaominh.vn