Những điều không nên làm sau khi nội soi tiêu hóa

Bạn đang xem: Những điều không nên làm sau khi nội soi tiêu hóa được biên tập nội dung bởi Gia Bảo Minh, cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi Siêu Thị Thiết Bị Y Tế – Dụng Cụ Y Khoa Uy Tín Số 1 Gia Bảo Minh (giabaominh.vn). Thường xuyên cập nhập để nhận những thông tin mới nhất.

Tự lái xe; uống rượu bia, nước có gas và hút thuốc lá; ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ… là những điều không nên làm sau khi nội soi tiêu hóa.

Nội soi tiêu hóa bao gồm nội soi đường tiêu hóa trên (thực quản, dạ dày, tá tràng) và nội soi đường tiêu hóa dưới (đoạn cuối hồi tràng, đại tràng, trực tràng). Bác sĩ, Tiến sĩ Vũ Trường Khanh (Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội) cho biết, đây được xem là phương pháp “tiêu chuẩn vàng” giúp phát hiện, can thiệp, điều trị hiệu quả nhiều bệnh tiêu hóa, trong đó, có ung thư giai đoạn sớm.

Nội soi giúp bác sĩ trực tiếp quan sát những tổn thương trong lòng ống tiêu hóa, lấy mẫu tổn thương để sinh thiết niêm mạc tìm vi khuẩn H.P hoặc giải phẫu bệnh lý, từ đó, đưa ra chẩn đoán và điều trị. Ngoài ra, phương pháp này còn hỗ trợ can thiệp điều trị một số vấn đề tiêu hóa như lấy dị vật, cầm máu, cắt polyp, nong hẹp, đặt stent…

Ngoài yêu cầu về trang thiết bị máy móc hiện đại; kiến thức, kỹ năng của bác sĩ; hiệu quả chẩn đoán, can thiệp điều trị qua nội soi còn phụ thuộc vào sự phối hợp của người bệnh. Để việc chẩn đoán chính xác và hạn chế các rủi ro, người bệnh cần thực hiện đúng các hướng dẫn của bác sĩ trước và sau khi nội soi. Dưới đây là những điều nên tránh để giảm thiểu sự khó chịu sau khi nội soi tiêu hóa theo gợi ý của Tiến sĩ Khanh.

Không vệ sinh răng miệng

Thủ thuật nội soi có thể khiến người bệnh bị đau rát họng, khó nuốt nước bọt. Sau khi nội soi dạ dày, người bệnh cần vệ sinh răng miệng bằng nước muối sinh lý để hạn chế viêm nhiễm, sát trùng vùng miệng, họng. Bạn nên hạn chế nói nhiều trong ngày đầu; không khạc nhổ vì có thể khiến họng dễ bị kích thích hoặc tổn thương, tăng cảm giác đau rát và nguy cơ viêm nhiễm.

Bác sĩ khoa Tiêu hóa thực hiện nội soi can thiệp cắt u đại tràng cho bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Bác sĩ khoa Tiêu hóa thực hiện nội soi can thiệp cắt u đại tràng cho bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Tự lái xe

Để thực hiện nội soi, người bệnh thường được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc an thần, giảm đau hoặc gây mê. Ngoài ra, trước khi làm thủ thuật, người bệnh được khuyến cáo nhịn ăn trong vòng 6-8 tiếng. Điều này có thể khiến người bệnh bị hoa mắt, chóng mặt, run hoặc yếu chân tay. Nếu không nghỉ ngơi và tự lái xe sẽ không đảm bảo an toàn.

Sau khi nội soi, tốt nhất người bệnh nên nghỉ ngơi khoảng một giờ để tan hết thuốc mê, theo dõi huyết áp, nhịp thở. Người bệnh không nên tự lái xe trong ngày nội soi, nên nghỉ ngơi và làm việc bình thường vào ngày hôm sau.

Không chú ý ăn uống

Ăn uống không điều độ, chế độ dinh dưỡng mất cân bằng, sử dụng thực phẩm không phù hợp có thể khiến cảm giác đau chướng bụng, buồn nôn, mệt mỏi sau nội soi kéo dài. Theo Tiến sĩ Khanh, người bệnh sau nội soi tỉnh táo hoàn toàn, bạn có thể uống nước lọc hoặc sữa tươi mát, cháo để giảm cơn đói và cảm giác nóng rát ở họng. Tránh sử dụng sữa hoặc nước chứa nhiều đường do vị ngọt có thể làm tăng cảm giác đau rát khó chịu ở vòm họng. Nếu nội soi đơn thuần không phải làm các thủ thuật can thiệp, người bệnh có thể ăn uống như bình thường ngay ngày hôm sau.

Hút thuốc lá, uống rượu bia, nước có gas

Khi tiến hành nội soi, ống tiêu hóa có thể bị tổn thương. Để tránh gây kích thích những vùng tổn thương này, người bệnh không nên uống các loại nước ép hoa quả chua như nước cam, bưởi, dứa, cóc… Thuốc lá, cà phê, bia rượu, nước ngọt có gas hoặc trà đặc có thể gây hại lớp niêm mạc dạ dày, khiến dạ dày bị tổn thương, không nên dùng.

Uống rượu bia hoặc nước có gas sau khi nội soi có thể gây hại niêm mạc dạ dày. Ảnh: Freepik

Uống rượu bia hoặc nước có gas sau khi nội soi có thể gây hại niêm mạc dạ dày. Ảnh: Freepik

Không tái khám

Sau nội soi tiêu hóa, bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám để theo dõi, người bệnh không nên chủ quan bỏ qua bước này. Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ giúp nhanh chóng khắc phục tình trạng bệnh, tăng hiệu quả điều trị, hạn chế tối đa biến chứng và tiết kiệm chi phí.

Tiến sĩ Khanh khuyến cáo thêm, sau khi nội soi dạ dày đại tràng, người bệnh có thể buồn nôn, đau chướng bụng hoặc đi tiêu ra máu trong vòng 1-2 ngày sau can thiệp cắt polyp hoặc sinh thiết…. Các triệu chứng này thường sẽ sớm cải thiện sau đó. Tuy nhiên, nếu nôn kéo dài và nôn ra máu; đau ngực, đau bụng dữ dội; đi tiêu ra máu nhiều; sốt; chóng mặt…, người bệnh cần đi khám ngay để được bác sĩ hỗ trợ.

Xem thêm: Những thói quen giúp phòng ngừa cơn đau tim. 

Trên đây là những thông tin cơ bản về Những điều không nên làm sau khi nội soi tiêu hóa. Nếu bạn có thắc mắc điều gì hãy để lại bình luận chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc. Tôi hy vọng điều đã chia sẻ này đã giúp ích bạn và gia đình.

Ban biên tập: Giabaominh.vn

Chia sẻ:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *