Nguyên nhân khô mũi

Bạn đang xem: Nguyên nhân khô mũi được biên tập nội dung bởi Gia Bảo Minh, cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi Siêu Thị Thiết Bị Y Tế – Dụng Cụ Y Khoa Uy Tín Số 1 Gia Bảo Minh (giabaominh.vn). Thường xuyên cập nhập để nhận những thông tin mới nhất.

Bụi bẩn, nấm mốc, không khí khô, mất nước có thể gây khô mũi, cần uống nước đầy đủ, hạn chế tiếp xúc chất gây dị ứng, dùng thuốc xịt mũi.

Khô mũi là tình trạng niêm mạc mũi không đủ độ ẩm, gây khó chịu và đôi khi dẫn đến chảy máu mũi. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây khô mũi và thường liên quan đến sức khỏe hoặc môi trường sống.

Dị ứng theo mùa

Dị ứng theo mùa xảy ra ở các giai đoạn chuyển giao giữa mùa xuân, hè và thu hoặc do một số các tác nhân như như phấn hoa, bụi, nấm mốc, lông động vật xâm nhập vào đường hô hấp của con người. Khi mắc bệnh, xoang bị kích thích, khiến mô mũi khô và viêm.

Người bệnh ngưng tiếp xúc với các chất gây dị ứng, thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh cơ thể sạch sẽ sau khi ra ngoài, uống nhiều nước và bổ sung nhiều vitamin C để nâng cao sức đề kháng. Tránh hoạt động ngoài trời vào sáng sớm vì đây là thời điểm lượng phấn hoa cao nhất trong ngày.

Một số loại thuốc có thể dùng khi viêm mũi dị ứng là thuốc thông mũi, thuốc xịt mũi và thuốc kháng histamine.

Không khí khô

Không khí quá khô, độ ẩm thấp làm khô màng nhầy trong đường thở mũi, có thể dẫn đến kích ứng, nứt nẻ và chảy máu. Uống đủ nước là cách giữ độ ẩm đơn giản. Trung bình người trưởng thành nên uống hai lít nước mỗi ngày. Xông mũi bằng nước ấm giúp mũi dễ chịu và bớt tổn thương.

Mất nước

Không uống đủ nước và chất lỏng gây mất nước dẫn đến khô miệng, khô niêm mạc mũi. Theo Johns Hopkins Medicine, các dấu hiệu mất nước gồm cảm thấy khát, đau đầu, da khô, đi tiểu ít thường xuyên hơn, nước tiểu sẫm màu hơn, mệt mỏi, chóng mặt.

Người bị mất nước nhẹ có thể uống nước và hoặc bổ sung chất điện giải để bớt triệu chứng. Tuy nhiên, trường hợp mất nước nghiêm trọng cần đến bệnh viện khám.

Khô mũi gây căng rát lớp niêm mạc trong mũi, khó chịu. Ảnh: Freepik

Khô mũi gây căng rát lớp niêm mạc trong mũi, khó chịu. Ảnh: Freepik

Hội chứng Sjogren

Hội chứng Sjogren là tình trạng tự miễn khiến cơ thể không thể tạo đủ độ ẩm. Người mắc hội chứng này thường có triệu chứng khô miệng, khô mắt, da khô, khô mũi, chảy máu mũi, đau khớp, khô âm đạo, mệt mỏi, viêm da, viêm mạn tính.

Để chẩn đoán, bác sĩ đánh giá các triệu chứng của người bệnh, đo lưu lượng nước bọt, xét nghiệm máu để tìm kháng thể. Hiện, hội chứng Sjogren chưa có cách điều trị dứt điểm. Kết hợp thay đổi lối sống và dùng thuốc có thể kiểm soát triệu chứng.

Viêm mũi teo

Viêm mũi teo là hiện tượng khô mũi xảy ra khi các mô bên trong mũi mỏng hoặc teo. Lớp vỏ mũi có thể có mùi hôi, tắc nghẽn đường thở. Nguyên nhân gây viêm mũi teo do dị ứng, nhiễm khuẩn, mất cân bằng estrogen, thiếu vitamin A, D hoặc người từng trải qua phẫu thuật xoang mũi.

Hiện, bệnh chưa có cách điều trị triệt để. Các phương pháp điều trị có thể giảm triệu chứng như bôi thuốc mỡ kháng sinh trong mũi, thuốc mỡ dưỡng ẩm mũi, bổ sung vitamin, sử dụng máy tạo độ ẩm.

Mắc bệnh về đường hô hấp

Khô mũi cũng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm xoang, chấn thương, xung huyết mũi. Đôi khi, tình trạng này còn đi kèm với các dấu hiệu như nghẹt mũi, khó thở, thở bằng miệng, khô miệng.

Tác dụng phụ của thuốc

Thuốc chống dị ứng là nguyên nhân khiến xoang mũi khô. Vì các thành phần trong thuốc kháng histamine và thuốc xông mũi có thể làm khô chất nhầy thừa trong mũi, gây khô xoang mũi. Người đang sử dụng các loại thuốc và cảm thấy mũi khô nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Xem thêm: Cơ thể thay đổi thế nào khi giảm cân. 

Trên đây là những thông tin cơ bản về Nguyên nhân khô mũi. Nếu bạn có thắc mắc điều gì hãy để lại bình luận chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc. Tôi hy vọng điều đã chia sẻ này đã giúp ích bạn và gia đình.

Ban biên tập: Giabaominh.vn

Chia sẻ:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *