Bạn đang xem: Mẹo giảm đau chân khi đi giày cao gót được biên tập nội dung bởi Gia Bảo Minh, cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi Siêu Thị Thiết Bị Y Tế – Dụng Cụ Y Khoa Uy Tín Số 1 Gia Bảo Minh (giabaominh.vn). Thường xuyên cập nhập để nhận những thông tin mới nhất.
Mát xa chân, giữ tư thế thẳng và lựa chọn giày phù hợp có thể giúp giảm tình trạng đau nhức chân, xương khớp cho những người thường xuyên đi giày cao gót.
Đi giày cao gót khiến bắp chân bị co lại và gây ra tình trạng căng cứng, đau nhức. Ngoài ra, toàn bộ trọng lượng cơ thể sẽ dồn về phía trước, tạo áp lực lớn lên các ngón chân, có thể gây ra tình trạng ngón chân hình búa hoặc biến dạng ngón chân cái. Giày cao gót cũng có thể gây võng lưng, dần dẫn đến đau thắt lưng và đầu gối…
Để giảm thiểu các vấn đề khi đi giày cao gót, trước hết hãy cố gắng đi một cách bình thường, đi bằng gót. Những người đi giày cao gót có xu hướng đặt ngón chân xuống trước sau đó đến gót chân, điều này không phù hợp với cơ chế sinh học. Hãy thay đổi bằng cách đặt gót chân xuống trước sau đó đến các ngón chân. Nếu luyện tập thường xuyên, bạn sẽ có dáng đi đúng và hạn chế tình trạng đau mũi chân, ngón chân.
Bên cạnh đó, bạn cần cải thiện tư thế vì khi đi giày cao gót, trọng tâm của cơ thể thường có xu hướng đưa về phía trước, điều này có hại cho khớp. Tư thế đúng là giữ đầu thẳng hàng với cột sống, vai và cằm song song với sàn nhà, tránh mắt nhìn xuống. Vai nên ngửa ra sau một chút, hai cánh tay thả lỏng và không trùng đầu gối.
Nếu thấy đau, hãy kéo căng cơ bắp chân trong vòng 60 giây, thực hiện 2-3 lần lặp lại mỗi ngày. Bạn có thể thực hiện bất cứ khi nào và cần cởi giầy cao gót trước khi thực hiện.
Mát xa bắp chân và bàn chân với con lăn foam 2-3 lần mỗi tuần có thể giúp thả lỏng các điểm căng của cơ bắp chân. Bạn cũng có thể sử dụng con lăn trên khu vực gân kheo, dải chậu chày và cơ lưng dưới.
Thực hiện một số động tác thể dục di chuyển mắt cá chân như gập duỗi bàn chân, xoay sang hai bên, xoay theo chiều kim đồng hồ. Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện thêm một số động tác giúp ổn định mắt cá như đứng trên một chân với mắt mở, sau đó nhắm mắt lại. Động tác này giúp cải thiện khả năng cảm nhận của mắt cá chân, từ đó giảm tình trạng mất ổn định khi đi giày cao gót.

Chọn đôi giày cao vừa phải, vững chắc có thể giúp giảm đau chân. Ảnh: Herzindagi
Cách chọn giày cao gót
Hãy đảm bảo chọn những đôi giày cao gót đúng kích cỡ. Giày quá rộng có thể bị rơi trong khi đi lại, hoặc quá nhỏ sẽ khiến chân bị đau.
Cấu tạo bàn chân mỗi người khác nhau, có những người sở hữu bàn chân hẹp, một số khác bàn chân rộng, một số có ngón chân nhỏ, trong khi cũng có những người có các ngón dài. Nếu có bàn chân lớn, nên tránh đi những đôi giày có mũi nhọn và kín, thay vào đó, hãy mang giày mũi vuông hoặc hở ngón. Kể cả những người có ngón chân nhỏ cũng được khuyên nên chọn những đôi giày như trên. Giày cao gót mũi nhọn có thể khiến các ngón chân bị chèn ép, gây cảm giác khó chịu. Ngoài ra những đôi giày này khiến ngón chân bị chuột rút sẽ gây ra cảm giác đau khi bước đi và tăng nguy cơ biến dạng ngón chân cái hoặc viêm khớp sau này.
Trước khi mua giày, hãy kiểm tra xem đôi giày đó có phần đế hoặc lớp đệm để hỗ trợ mu bàn chân hay không. Bạn cũng cần kiểm tra vị trí của gót giày. Phần gót giày nên nằm ngay đúng vị trí gót chân. Gót càng dày thì khả năng hỗ trợ các cơ, xương khớp càng lớn. Những đôi giày có phần gót rộng, dày sẽ giảm thiểu nguy cơ bong gân mắt cá chân.
Thông thường những đôi giày cao 3-9 cm mang lại cảm giác thoái mái nhất khi đi. Nếu cao hơn chiều cao này, lưng dưới, đầu gối và mắt cá chân có thể gặp áp lực và không có sự hỗ trợ đủ tốt để giữ thăng bằng.
Xem thêm: Những thực phẩm nên hạn chế để phòng ung thư.
Trên đây là những thông tin cơ bản về Mẹo giảm đau chân khi đi giày cao gót. Nếu bạn có thắc mắc điều gì hãy để lại bình luận chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc. Tôi hy vọng điều đã chia sẻ này đã giúp ích bạn và gia đình.
Ban biên tập: Giabaominh.vn