Ăn uống thế nào sau mổ ruột thừa

Bạn đang xem: Ăn uống thế nào sau mổ ruột thừa được biên tập nội dung bởi Gia Bảo Minh, cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi Siêu Thị Thiết Bị Y Tế – Dụng Cụ Y Khoa Uy Tín Số 1 Gia Bảo Minh (giabaominh.vn). Thường xuyên cập nhập để nhận những thông tin mới nhất.

Sau mổ ruột thừa có thể dùng thức ăn mềm, dễ tiêu, tăng cường chất xơ, chất đạm, thực phẩm giàu vitamin để hồi phục nhanh.

Thạc sĩ, bác sĩ Võ Nhật Trường, Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật Nội soi Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết phẫu thuật cắt ruột thừa là phương pháp phổ biến khi mắc bệnh viêm ruột thừa. Phẫu thuật gồm hai loại mổ hở và mổ nội soi, giúp giảm đau, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Tùy vào phương pháp điều trị và cơ địa từng người, chế độ dinh dưỡng và thời gian phục hồi nhanh khác nhau.

Khi mổ ruột thừa bằng phương pháp nội soi, vết thương lành sau 5-7 ngày. Người bệnh có thể đi lại nhẹ nhàng, tránh vươn tay, với người, vận động mạnh. Các hoạt động trở lại bình thường sau khoảng 4 tuần, khi vết mổ hoàn toàn ổn định.

Để giúp vết thương mau lành, phục hồi tốt, người bệnh cần vệ sinh vết mổ thường xuyên, có chế độ dinh dưỡng phù hợp. Dưới đây là một số món ăn tốt cho người bệnh trong giai đoạn này.

Đồ ăn mềm như cháo, súp, cơm nhão, canh phù hợp với người mới phẫu thuật. Những món này dễ nuốt, dễ tiêu hóa, tránh gây áp lực lên đường tiêu hóa khi vừa trải qua cuộc mổ.

Ăn các món loãng giúp tiêu hóa dễ dàng. Ảnh: Freepik

Ăn các món loãng giúp tiêu hóa dễ dàng. Ảnh: Freepik

Đồ ăn dễ tiêu: Vào ngày đầu sau mổ, người bệnh được truyền dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch, có thể ăn cháo hay uống sữa. Những ngày sau, người bệnh tập ăn bình thường, chọn thức ăn dễ hấp thu, dễ tiêu như sữa chua, bơ, khoai lang, khoai tây nghiền, chuối.

Bổ sung chất xơ vừa đủ sau mổ để tiêu hóa dễ, ngăn ngừa nguy cơ táo bón, tránh ảnh hưởng tới vết mổ. Bổ sung thêm thực phẩm giàu chất xơ còn hạn chế nguy cơ xuất hiện biến chứng hậu phẫu. Thực phẩm nhiều chất xơ như hoa quả, rau xanh, cải bó xôi. Không nên ăn quá nhiều, tránh đi tiêu nhiều, gây kích thích vết mổ mới.

Thực phẩm giàu đạm làm tăng khả năng liên kết và tái tạo tế bào mới, vết mổ nhanh lành hơn. Chúng có nhiều trong cá biển, thịt gà, thịt bò, đậu hũ.

Thực phẩm giàu kẽm, vitamin C và A có nhiều trong chanh, bưởi, cam, rau ngót, kiwi, dâu tây, cà rốt, đu đủ, rau xanh. Đây là chất góp phần giảm nguy cơ nhiễm trùng, hỗ trợ tốt cho quá trình phục hồi. Vitamin C và A cải thiện sức đề kháng, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ.

Người bệnh nên tránh thực phẩm khó tiêu như thức ăn rắn, khô, dai (bánh mì, đậu, ngũ cốc, các loại hạt), nhiều dầu mỡ và đường, thực phẩm chế biến sẵn. Thực phẩm cần hạn chế khác gồm cà phê, rượu bia, nước ngọt, có vị chua, lên men như dưa muối, giấm, tiêu, ớt.

Theo bác sĩ Trường người bệnh nên ăn chậm, nhai kỹ, ăn 4-5 bữa nhỏ trong ngày, tránh để dạ dày quá đói hoặc quá no. Hậu phẫu, người bệnh có thể bổ sung vitamin theo chỉ định của bác sĩ điều trị, nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, tránh làm việc nặng trong những tuần đầu tiên.

Xem thêm: Nguyên nhân mất ngủ thường gặp.

Trên đây là những thông tin cơ bản về Ăn uống thế nào sau mổ ruột thừa. Nếu bạn có thắc mắc điều gì hãy để lại bình luận chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc. Tôi hy vọng điều đã chia sẻ này đã giúp ích bạn và gia đình.

Ban biên tập: Giabaominh.vn

Chia sẻ:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *