6 nguyên tắc ăn uống cho người bị thận hư

Bạn đang xem: 6 nguyên tắc ăn uống cho người bị thận hư được biên tập nội dung bởi Gia Bảo Minh, cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi Siêu Thị Thiết Bị Y Tế – Dụng Cụ Y Khoa Uy Tín Số 1 Gia Bảo Minh (giabaominh.vn). Thường xuyên cập nhập để nhận những thông tin mới nhất.

Giảm chất béo, natri, hạn chế kali, photpho, ưu tiên thực phẩm giàu protein nạc, rau quả và trái cây tươi giúp bảo tồn chức năng của thận.

Hội chứng thận hư là tình trạng cơ thể mất protein qua nước tiểu trên 3g protein/ngày. Nguyên nhân gây hội chứng này là do màng lọc của cầu thận bị viêm, tổn thương, ảnh hưởng đến chức năng lọc máu trong cơ thể.

Theo bác sĩ chuyên khoa II Đinh Cẩm Tú (Trung tâm Tiết niệu – Thận học, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM), ở người bị hội chứng thận hư, chức năng của thận bị suy giảm cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp cơ thể khỏe mạnh, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm. Tùy vào tình trạng bệnh, độ tuổi và cân nặng mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ có tư vấn cụ thể cho từng cá thể. Tuy nhiên, đối với người bị hội chứng thận hư cần có những nguyên tắc ăn uống chung sau đây:

Giảm natri (muối): Tổng lượng muối tiêu thụ với những người bị hội chứng thận hư là 2-3g/ngày (khoảng 2/3 muỗng cà phê). Lượng muối tiêu thụ không chỉ từ muối tinh chế, mà muối còn có sẵn trong thực phẩm (rau củ, trái cây, thịt, cá). Đặc biệt, người bị thận hư cần tránh các thực phẩm chứa nhiều muối như thịt muối, thịt xông khói, xúc xích, khoai tây chiên, bánh quy mặn, bánh snack, đồ muối chua, các loại mắm…

Ưu tiên thực phẩm giàu protein nạc: Protein rất cần cho sự phát triển cơ bắp và giúp chống nhiễm trùng. Các thực phẩm giàu đạm nên bổ sung gồm trứng (lòng trắng trứng), các loại thịt nạc, thịt gia cầm, cá, cua, tôm, các loại đậu, ngũ cốc nguyên cám; giảm thịt đỏ. Tuy vậy, khối lượng đạm nạp vào cơ thể cần thay đổi theo từng thời kỳ bệnh.

Nên ưu tiên sử dụng đạm nạc cho người bị hội chứng thận hư. Ảnh: Freepik

Nên ưu tiên sử dụng đạm nạc cho người bị hội chứng thận hư. Ảnh: Freepik

Lượng đạm được tính cho người bị thận hư trung bình 1g/kg/ngày + lượng protein mất qua nước tiểu trong 24 giờ. Trong đó, 1/3 là đạm thực vật (gạo, mì, đậu đỗ…), 2/3 là đạm động vật (từ thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa).

Hạn chế chất béo: Nên sử dụng các loại chất béo lành mạnh như ô liu, dầu canola, dầu dừa, hoặc hướng dương. Hạn chế chất béo bão hòa (sữa, mỡ động vật) và chất béo no (các loại dầu hydro hóa một phần trong thức ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn).

Hạn chế thực phẩm giàu kali: Kali là một khoáng chất có vai trò điều phối chức năng cơ, bao gồm cả tim. Tuy nhiên, đối với người thận hư kèm suy thận thì không thể đào thải hết kali dư thừa để cân bằng nồng độ của chất này trong máu khiến cho thành phần này tồn tại quá nhiều trong máu. Tình trạng này có thể gây ra nhịp tim không đều, đau ngực, rung thất… dẫn đến tử vong.

Thực phẩm có hàm lượng giàu kali cao tồn tại nhiều trong các loại trái cây, rau củ như quả mơ, quả bơ, atiso, chà là, dưa đỏ, kiwi, xoài, lựu, dưa, cam, cà rốt, khoai tây, chuối, cà chua, rau bina, rau lang, rau muống, đậu, trái cây sấy khô… Việc cơ thể dung nạp nhiều thực phẩm này sẽ gây tích tụ kali trong máu. Do vậy, người bệnh cần chọn lọc các loại rau trái kỹ càng. Nhu cầu bổ sung kali của người thận hư là < 2g mỗi ngày.

Hạn chế thực phẩm giàu photpho: Photpho có trong các thực phẩm như thịt, cá, sữa, các chế phẩm từ sữa, các loại hạt, hải sản và có mặt trong thức ăn nhanh và thực phẩm đóng gói khác. Vai trò của photpho là giữ cho các mô, cơ, giúp xương chắc khỏe. Tuy nhiên, khi thận yếu, sẽ không có khả năng lọc nhiều photpho trong máu. Cơ thể nhiều photpho sẽ khiến canxi bị đào thải khỏi cơ thể, dẫn đến xương yếu, canxi lắng đọng ở nhiều cơ quan như tim, mắt, phổi, tăng nguy cơ đột quỵ. Với người bị thận hư cần hạn chế photpho đến 1.000mg/ngày.

Người bị hội chứng thận hư cần hạn chế thực phẩm chứa nhiều photpho. Ảnh: Freepik

Người bị hội chứng thận hư cần hạn chế thực phẩm chứa nhiều photpho. Ảnh: Freepik

Hạn chế lượng nước uống: Nước rất cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên, khi thận hư cần hạn chế uống nước so với mức nước của người bình thường, vì lúc này do thận tổn thương không thể đào thải chất lỏng dư thừa. Đồng thời việc mất nhiều đạm qua nước tiểu dẫn đến giảm albumin máu gây giảm áp lực keo trong máu làm tình trạng phù trầm trọng hơn. Sự tích tụ nước có thể gây huyết áp cao, phù, khó thở, hụt hơi, suy tim….

Tùy mức độ bệnh, tình trạng phù, lượng nước tiểu hằng ngày mà có lượng nước uống phù hợp. Lượng nước uống vào nên cân bằng với lượng nước thải ra. Lượng nước uống phù hợp ước tính bằng lượng nước thải ra cộng thêm với 500ml và lượng dịch mất bất thường.

Chế độ dinh dưỡng thích hợp cho người bệnh thận rất quan trọng. Cần thực hiện nghiêm ngặt ở khâu lựa chọn thực phẩm tốt, khẩu phần ăn phù hợp giúp bảo tồn chức năng của thận cũng như giảm thiểu các triệu chứng mệt mỏi, duy trì cân nặng hợp lý, giảm nhiễm trùng và ngăn ngừa mất khối lượng cơ cho người bệnh. Trong trường hợp còn đang lúng túng trong việc xây dựng thực đơn cho người bệnh thận, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ Cẩm Tú chia sẻ thêm.

Xem thêm: 20 phút ‘vàng’ cấp cứu cho người đột quỵ. 

Trên đây là những thông tin cơ bản về 6 nguyên tắc ăn uống cho người bị thận hư. Nếu bạn có thắc mắc điều gì hãy để lại bình luận chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc. Tôi hy vọng điều đã chia sẻ này đã giúp ích bạn và gia đình.

Ban biên tập: Giabaominh.vn

Chia sẻ:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *