Bạn đang xem: 5 dị tật cơ xương khớp bẩm sinh ở trẻ nhỏ được biên tập nội dung bởi Gia Bảo Minh, cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi Siêu Thị Thiết Bị Y Tế – Dụng Cụ Y Khoa Uy Tín Số 1 Gia Bảo Minh (giabaominh.vn). Thường xuyên cập nhập để nhận những thông tin mới nhất.
Vẹo cột sống, chân vòng kiềng, bàn chân bẹt là những dị tật bẩm sinh có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động và dáng đi của trẻ trong tương lai.
Dị tật cơ xương khớp bẩm sinh là các bất thường được hình thành trước khi sinh do nhiều nguyên nhân. ThS.BS.CKI Võ Dương Hương Quỳnh, Phó khoa Phục hồi chức năng, Trung tâm Chấn thương hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết những bất thường này không được phát hiện sớm và can thiệp đúng cách có thể gây giới hạn nghiêm trọng chức năng vận động của cơ thể, tác động xấu tới tâm sinh lý của trẻ trong quá trình trưởng thành. Dưới đây là một số dị tật cơ xương khớp bẩm sinh thường gặp.
Vẹo cột sống là tình trạng xương cột sống cong vẹo thành hình chữ C hoặc chữ S, thường xuất hiện ở cột sống ngực, đôi khi ở cột sống thắt lưng hoặc cả hai. Vẹo cột sống bẩm sinh có thể phát triển trước khi trẻ chào đời. Nguyên nhân là do cấu trúc xương ở cột sống không hình thành đầy đủ hoặc không hợp nhất với nhau.
Bàn chân bẹt là tình trạng vòm bàn chân không có độ lõm, khi trẻ đứng hoặc đi trên cát không thấy chỗ khuyết lõm như dấu chân bình thường. Tất cả bàn chân trẻ sơ sinh đều không có vòm bàn chân. Khi trẻ 2-3 tuổi, vòm bàn chân dần được hình thành cùng sự phát triển của hệ thống dây chằng. Trẻ có hệ thống dây chằng lỏng lẻo thường dễ bị bàn chân bẹt do các xương ở bàn chân không được cố định tốt. Phần lớn trường hợp mắc dị tật này tự hết khi trẻ lên 6 tuổi, bàn chân vận động tốt và mềm mại. Ngược lại, nếu tình trạng không cải thiện, bàn chân bẹt kéo dài gây tổn hại thần kinh cột sống, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển đi lại sau này.
Loạn sản khớp háng (trật khớp háng) là sự bất thường trong cấu tạo khớp háng, làm cho chỏm xương đùi không được giữ vững trong ổ khớp. Dị tật này có thể do bẩm sinh hoặc chăm sóc sai cách. Loạn sản khớp háng cần được khám tầm soát sớm trong giai đoạn sơ sinh. Nếu được phát hiện trước 6 tháng tuổi, phác đồ điều trị thường đơn giản, hiệu quả cao, không cần can thiệp phẫu thuật.
Duỗi ưỡn khớp gối là tình trạng khớp gối ưỡn quá mức (hơn 15 độ) trong quá trình phát triển. Ở trẻ khỏe mạnh, khớp gối có thể gấp tới 140 độ và duỗi đến 10 độ. Nếu được phát hiện và điều trị sớm sẽ hạn chế được những biến dạng gối, trẻ có thể sinh hoạt và phát triển bình thường.
Chân chữ O (vòng kiềng), chân chữ X. Chân vòng kiềng thường gặp ở trẻ 1-2 tuổi, trong khi chân chữ X biểu hiện rõ nhất ở trẻ 3-4 tuổi. Người nhà cần đưa trẻ đi khám sớm nếu nhận thấy trẻ di chuyển khó khăn, hoặc tình trạng chân chữ O (sau 3 tuổi) và chân chữ X (sau 7 tuổi) vẫn chưa được cải thiện.
Bác sĩ Quỳnh cho biết dị tật cơ xương khớp không chỉ ảnh hưởng đến khả năng vận động và chức năng của các chi, mà còn hạn chế sự phát triển trí tuệ, tâm sinh lý của trẻ. Nếu không được điều trị sớm và đúng cách, trẻ có thể bị di chứng đáng tiếc, thậm chí khuyết tật vĩnh viễn.
Phần lớn các dị tật cơ xương khớp bẩm sinh được chỉ định điều trị ngay ở thời kỳ sơ sinh bằng kỹ thuật xoa bóp nắn chỉnh. Nếu trẻ được điều trị sớm và tích cực, kết quả thường rất khả quan. Theo thời gian, xương khớp dần trở lại vị trí giải phẫu sinh lý bình thường, không cần phải phẫu thuật chỉnh hình. Tuy nhiên, những trường hợp phát hiện muộn cần phải điều trị phục hồi chức năng hoặc can thiệp bằng phẫu thuật chỉnh hình. Bác sĩ thường chỉ định phẫu thuật ở người bệnh trên 15 tuổi.
Xem thêm: Lợi ích khi thức dậy sớm.
Trên đây là những thông tin cơ bản về 5 dị tật cơ xương khớp bẩm sinh ở trẻ nhỏ. Nếu bạn có thắc mắc điều gì hãy để lại bình luận chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc. Tôi hy vọng điều đã chia sẻ này đã giúp ích bạn và gia đình.
Ban biên tập: Giabaominh.vn