5 bài tập thở giải tỏa căng thẳng

Bạn đang xem: 5 bài tập thở giải tỏa căng thẳng được biên tập nội dung bởi Gia Bảo Minh, cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi Siêu Thị Thiết Bị Y Tế – Dụng Cụ Y Khoa Uy Tín Số 1 Gia Bảo Minh (giabaominh.vn). Thường xuyên cập nhập để nhận những thông tin mới nhất.

Bài tập thở bằng cơ hoành, thở sâu giúp cải thiện huyết áp, điều hòa nhịp tim và giảm lo lắng.

Thạc sĩ, bác sĩ Đặng Thành Đô, khoa Hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết các bài tập thở dưới đây có thể kiểm soát căng thẳng, bằng cách tăng cường trao đổi oxy, làm tim đập chậm lại, ổn định huyết áp.

Thở bằng cơ hoành

Tập thở bằng cơ hoành giúp giảm lo lắng, đau nửa đầu, huyết áp cao; tăng cường tống thải đờm dịch. Người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), bệnh tim hoặc ung thư thực hiện bài tập này sẽ cải thiện sức khỏe hô hấp.

Cách thực hiện: Ngồi hoặc nằm ngửa, đặt một tay lên ngực và một tay lên bụng để cảm nhận chuyển động ngực bụng. Sau đó, người tập từ từ hít vào bằng mũi, cảm nhận bụng đẩy bàn tay lên, lồng ngực không di chuyển. Hóp bụng lại dần theo nhịp thở ra, thở chậm qua miệng với thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào và bàn tay trên bụng có cảm giác lõm xuống.

Thở đều

Thở đều (còn gọi là Sama Vritti) với thời gian hít vào và thở ra bằng nhau. Nhờ đó, hơi thở êm dịu, đều đặn, mang lại sự cân bằng, bình tâm. Bài tập góp phần tăng lượng oxy cung cấp cho hoạt động của não, phổi.

Cách thực hiện: Hít vào và thở ra bằng mũi, đếm số giây mỗi lần hít vào và thở ra để đảm bảo thời gian bằng nhau.

Các bài tập thở giúp tăng lượng oxy cho não, phổi. Ảnh: Freepik

Các bài tập thở giúp tăng lượng oxy cho não, phổi. Ảnh: Freepik

Thở mím môi

Bài tập này được khuyến cáo cho người có bệnh phổi mạn tính, góp phần giúp cơ thể thư giãn, giảm căng thẳng.

Cách thực hiện: Hít vào từ từ bằng mũi, sau đó thở ra với môi chúm lại như đang huýt sáo, thời gian thở ra gấp đôi hít vào. Có thể áp dụng kỹ thuật thở này khi đi cầu thang, tập thể dục, làm việc nhà. Tập thở chúm môi kết hợp thở cơ hoành là thói quen tốt cho sức khỏe.

Thở xen kẽ

Thở xen kẽ giữa hai lỗ mũi (còn gọi Nadi Shodhana Pranayama) hỗ trợ tăng cường chức năng tim mạch, giảm nhịp tim, qua đó giảm lo âu.

Cách thực hiện: Thở ra và dùng ngón tay bịt lỗ mũi phải. Hít vào qua lỗ mũi trái, sau đó bịt lại, mở lỗ mũi phải và thở ra. Tiếp tục hít vào qua lỗ mũi phải và bịt lại, mở lỗ mũi trái để thở ra, luân phiên trong 5 phút. Cách thở này hiệu quả nhất khi thực hiện lúc đói.

Thở sâu

Hít thở sâu giảm khó thở, tăng cảm giác thư giãn và tập trung.

Cách thực hiện: Đứng hoặc ngồi, hơi kéo khuỷu tay ra sau để ngực nở. Hít một hơi thật sâu bằng mũi, giữ hơi thở và đếm từ một đến 5, sau đó thở ra từ từ bằng mũi.

Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết sớm viêm ruột thừa. 

Trên đây là những thông tin cơ bản về 5 bài tập thở giải tỏa căng thẳng. Nếu bạn có thắc mắc điều gì hãy để lại bình luận chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc. Tôi hy vọng điều đã chia sẻ này đã giúp ích bạn và gia đình.

Ban biên tập: Giabaominh.vn

Chia sẻ:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *