Bạn đang xem: 3 bài tập giúp tăng dung tích phổi được biên tập nội dung bởi Gia Bảo Minh, cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi Siêu Thị Thiết Bị Y Tế – Dụng Cụ Y Khoa Uy Tín Số 1 Gia Bảo Minh (giabaominh.vn). Thường xuyên cập nhập để nhận những thông tin mới nhất.
Thở mím môi, thở bụng, bài tập ngắt quãng có thể giúp phổi hoạt động hiệu quả hơn, làm giảm tình trạng khó thở khi dung tích phổi bị hạn chế.
Phổi cho phép trao đổi oxy và carbon dioxide, những chất cần thiết cho cơ thể hoạt động. Tuổi tác, hút thuốc, ô nhiễm và các yếu tố khác có thể khiến phổi hoạt động kém hiệu quả hơn. Một số vấn đề sức khỏe nhất định có thể hạn chế sức chứa của phổi, chẳng hạn như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và bệnh hen suyễn. Tuy nhiên, các bài tập thở có thể giúp giảm tình trạng khó thở do chức năng phổi bị hạn chế.
Thở mím môi
Thở mím môi có thể giúp cho đường thở mở lâu hơn, tạo điều kiện cho luồng không khí ra vào phổi. Để thực hiện bài tập thở mím môi, bạn nên ngồi thẳng lưng, tư thế tốt có thể thúc đẩy chuyển động của phổi; hít thở sâu bằng mũi một cách chậm rãi, có kiểm soát. Sau đó thở ra bằng cách mím môi (thời gian thở ra nên dài gấp đôi so với thời gian hít vào).
Đối với những người không hoạt động thể chất nhiều và có thể không luyện tập cơ thở thường xuyên thì việc thở mím môi có thể mang lại nhiều lợi ích.
Thở bụng
Theo Hiệp hội Phổi Mỹ, thở bụng giúp cải thiện tốc độ phổi giãn nở và co lại. Thở bằng bụng đặc biệt tập trung vào việc tăng cường cơ hoành, cho phép một người hít thở sâu.
Bạn có thể thực hiện bài tập này bằng cách: đặt một tay hoặc một vật nhẹ lên bụng; hít vào từ từ bằng mũi và lưu ý dạ dày căng lên; thở ra bằng miệng. Tiếp theo hít vào bằng mũi, lần này cố gắng khiến bụng căng hơn so với lần trước; thở ra và cố gắng thực hiện mỗi lần thở ra dài gấp hai hoặc ba lần mỗi lần hít vào. Bạn có thể di chuyển vai về phía trước và sau, hoặc nghiêng đầu từ bên này sang bên kia để đảm bảo bài tập không gây căng thẳng cho phần trên cơ thể. Để tăng cường chức năng phổi, hãy tập thở bằng bụng và mím mỗi trong khoảng 5-10 phút mỗi ngày.
Bài tập ngắt quãng
Nếu khó thở hoặc hụt thơi xuất hiện trong khi tập thể dục, bài tập cách quãng có thể là một lựa chọn thay thế tốt hơn cho việc tập luyện ổn định. Bài tập ngắt quãng bao gồm một loạt bài tập cường độ cao xen kẽ với thời gian nghỉ ngơi hoặc thư giãn. Ví dụ, bạn có thể đi bộ với tốc độ rất nhanh trong một phút, sau đó đi bộ chậm hơn trong hai phút, lần lượt theo chu kỳ. Luyện tập cách quãng giúp phổi có thời gian phục hồi trước khi hoạt động cường độ cao trở lại. Bất kỳ lúc nào tập thể dục gây khó thở, bạn nên tập chậm lại trong vài phút và có thể tập thở mím môi cho đến khi hết khó thở.
Các chuyên gia về phổi khuyến nghị người bệnh COPD và hen suyễn nên luyện thở vì chúng giữ cho phổi khỏe mạnh. Ai cũng có thể thực hiện các bài tập này để tăng cường chức năng phổi hoặc khi cảm thấy khó thở. Các bài tập thở sâu có thể giúp tăng dung tích phổi. Theo Quỹ Phổi Anh, hít thở sâu 5-10 lần, sau đó ho mạnh vài lần và lặp lại có thể làm sạch chất nhầy trong phổi sau khi bị viêm phổi, cho phép không khí lưu thông nhiều hơn. Các bài tập khác như thở mím môi có thể giúp kiểm soát tình trạng khó thở khi bị bệnh hô hấp, giúp trị chứng khó thở do Covid-19 gây ra.
Xem thêm: 7 cách giảm đầy hơi sau bữa ăn.
Trên đây là những thông tin cơ bản về 3 bài tập giúp tăng dung tích phổi. Nếu bạn có thắc mắc điều gì hãy để lại bình luận chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc. Tôi hy vọng điều đã chia sẻ này đã giúp ích bạn và gia đình.
Ban biên tập: Giabaominh.vn